Thân thế Phổ_Nghi

Tốn Hoàng đế Phổ Nghi lúc mới lên ngôi.

Tốn Hoàng đế Phổ Nghi sinh ngày 14 tháng 1 (âm lịch) năm Quang Tự thứ 32 (1906), nhũ danh Ngọ Cách (午格), biểu tự Diệu Chi (耀之), hiệu Hạo Nhiên (浩然), xuất thân hoàng tộc Ái Tân Giác La[2]. Cụ nội của Phổ Nghi là Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Hoàng đế. Khi Đạo Quang Đế băng hà, con trai trưởng lên ngôi, tức là Hàm Phong Đế. Ông nội của Phổ Nghi là Thuần Hiền Thân vương Dịch Hoàn, con trai thứ 7 của Đạo Quang Đế và là anh em cùng cha khác mẹ với Hàm Phong Đế. Sau khi Hàm Phong Đế băng hà, con trai duy nhất của ông lên ngôi, trở thành Đồng Trị Đế. Mẹ Phổ Nghi là Ấu Lan, con gái của Vinh Lộc - một trong những lãnh đạo của phe bảo thủ trong Triều đình và là một người ủng hộ trung thành của Từ Hi Thái hậu.

Năm Đồng Trị thứ 13 (1875), Đồng Trị Đế qua đời mà không có con trai, em họ là Quang Tự Đế lên thay. Năm Quang Tự thứ 34 (1908), Quang Tự Đế mất cũng không có người kế vị. Trước tình thế ấy, Phổ Nghi được lập làm Hoàng đế.

Xét theo thứ tự, Phổ Nghi là con trai trưởng của Thuần Thân vương Tải Phong, con trai của Thuần Hiền Thân vương và người thiếp thứ hai của mình là bà Lưu Giai thị. Lưu Giai thị vốn là một người hầu trong phủ Thuần Thân vương mang họ Lưu, sau được đổi thành thị tộc Mãn Châu là ["Lưu Giai"] khi bà trở thành một người thuộc Mãn tộc. Thuần Thân vương do đó là em cùng cha khác mẹ của Quang Tự Đế và là người anh em xếp cùng hàng sau ông. Điều thú vị là người anh họ ít nổi tiếng hơn của Phổ Nghi, Phổ Tuyết Trai (溥雪齋) là một bậc thầy quan trọng về nhạc cụ cổ truyền cổ cầm[3].

Phổ Nghi được Từ Hi Thái hậu chọn lên ngôi khi bà đang hấp hối. Vào lúc bấy giờ, vấn đề chọn thừa tự là trường hợp thứ 3 của Đại Thanh, lần thứ nhất là khi Đồng Trị Đế tuyệt tự, mà bối phận chữ ["Phổ"] khi ấy không có ai đủ khả năng, nên Quang Tự Đế phải thay thế. Triều Thanh quy định rất gắt gao và rạch ròi, thành viên hoàng thất trưởng thành dù mất đi mà không có con, thì hoàng gia cũng phải chỉ định người dòng khác làm con thừa tự để chăm hương khói mãi mãi. Sự việc của Đồng Trị Đế năm xưa, khiến Đồng Trị Đế trở thành người không có thừa tự do Quang Tự Đế được chọn để thừa tự Hàm Phong Đế. Sau khi Quang Tự Đế qua đời, triều đình yêu cầu lập thừa tự có thể vừa hương khói Đồng Trị (kiêm Hàm Phong), lại vừa hương khói Quang Tự, do đó Phổ Nghi vào thời điểm được chọn chính là con của cả Đồng Trị Đế lẫn Quang Tự Đế[4].